Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một
số giải pháp giúp quản lý tài sản, máy móc thiết bị thi công xây dựng, máy móc
thiết bị công trường hiệu quả.
Cách quản lý máy móc thiết bị thi công:
Kiểm tra máy móc thiết bị trước khi sử dụng
trên công trường:
Mỗi loại máy móc thiết bị sẽ có một cách kiểm
tra khác nhau nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn sử dụng.
Đối với các máy móc thiết bị cầm tay:
Đảm bảo không bị rò điện (đối với các thiết
bị dùng điện) và không rò ống dẫn khí (đối với các máy móc dùng khí nén). Các
loại máy cắt cần có các cơ cấu che chắn để bảo vệ người lao động.
Đối với các máy móc thiết bị cầm tay chạy
điện di động ngoài trời cần bảo vệ bằng các mối nối không.
Đảm bảo dùng điện áp không lớn hơn 36V trong
trường hợp sử dụng dụng cụ điện cầm tay tại khu vực dễ bị nguy hiểm về điện.
Đối với các thiết bị vận chuyển (ô tô, xe
ben, tải, xe chuyên dụng,…)
Các loại thiết bị chuyên tải cần được kiểm
định trước khi sử dụng, đảm bảo tuân theo các quy định tại quy chuẩn Việt Nam.
Đối với xe ô tô, cần tuân theo QCVN
9:2011 QCVN 9:2011/BGTVT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Đối với rơ móc, sơ mi rơ móc: QCVN 11: 2011/BGTVT-
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.
Một số yếu tố cần lưu ý trước khi cho các
thiết bị vận chuyện vào công trường thi công gồm:
- Giấy tờ kiểm định của các thiết bị
- Bằng lái của lái xe
- Buồng lái: đã được trang bị đầy đủ chưa, có
hoạt động tốt không
- Hệ thống tín hiệu (còi, đèn xi nhan, đèn và
tín hiệu lùi…)
- Hệ thống phanh
- Lốp xe: kết cấu lốp, cách lắp đặt, cỡ lốp,
số lượng, áp suất,…
- Khoang chở hàng: cần đảm bảo kết cấu vững
chức và an toàn cho hàng hóa
- Các yếu tố khác như thùng chứa nhiên liệu,
hệ thống hơi, thủy lực,…
Đối với các thiết bị sử dụng ở các xưởng sản
xuất phụ trợ
Các máy móc thiết bị như giàn giáo, máy gia
công thép, máy trộn bê tông,…cần được kiểm tra trước khi đi vào sử dụng nhằm
đảm bảo:
- Được bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, có rãnh
thoát nước xung quanh tốt.
- Đối với những vị trí đứng làm việc mà
thường gặp tình trạng bị ẩm cần được kê bục gỗ, địa hình phẳng và chắc nhằm
giúp các thiết bị như giàn giáo đứng vững.
- Đặt máy đúng vị trí quy định, có đầy đủ
đèn, ánh sáng hoạt động hiệu quả
- Các bộ phận điều khiển máy cần được đặt ở
nơi an toàn, thuận tiện cho việc thao tác
- Các cơ cấu an toàn của máy được lắp đặt đầy
đủ, hoạt động tốt
- Lắp đèn chiếu sáng và nối đất bảo vệ đối
với các thiết bị dùng động cơ điện
- Đảm bảo an toàn đầu nối đai truyền
- Đối với các máy móc thiết bị có các phôi
kim loại/tia lửa bắn ra khi gia công, cần có lưới che chắn. Trong trường hợp
không trang bị các thiết bị che chắn được cần trang bị cho người lao động các
trang bị phòng hộ theo quy định.
- Kiểm tra các bộ phận chuyển động định kì
Đối với các loại xe, máy và thiết bị thi công
di động
Cần được kiểm định theo quy định tại Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 13: 2011/BGVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.
Một số yếu tố cần xem xét gồm:
- Giấy tờ kiểm định của xe máy, thiết bị
- Bằng lái, chứng chỉ đào tạo của lái xe
- Thân vỏ, buồng lái
- Hệ thống nhiên liệu làm mát, bôi trơn
- Bánh xe
- Hệ thống chắn bùn
- Hệ thống điều khiển
- Hệ thống truyền động thủy lực
- Hệ thống phanh
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Hệ thống tời
Hệ thống kiểm tra và kiểm soát
máy móc thiết bị trên công trường:
Máy
móc thiết bị cần được kiểm tra và có sự cho phép của các cán bộ an toàn của nhà
thầu chính mới được đưa vào sử dụng và hoạt động. Các quản lý an toàn thiết bị
cần kiểm tra thường xuyên độ an toàn máy và yêu cầu khắc phục khi phát hiện yếu
kém.
Cần lập
hồ sơ theo dõi tất cả các loại máy móc thiết bị nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu
về độ an toàn và chất lượng. Các máy móc, thiết bị chỉ được đưa ra khỏi công
trường khi nhà thầu đã thực hiện xong các công việc (liên quan đến máy móc, thiết
bị đó) theo hợp đồng, hoặc nhà thầu cần phải đưa máy đi sửa chữa và được cán bộ
chỉ huy công trường của nhà thầu chính ký giấy đồng ý cho ra./.