04/11/2022
Một số điều quy định quan trọng cần biết liên quan đến áp dụng và thực hiện đấu nối vào hệ thống thoát nước tại đô thị
Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng với các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải.
1. Mục đích của việc thực hiện đấu nối
Khai thác hiệu quả hệ thống thoát nước thành phố Nam Định, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường về nguồn nước, môi trường đất và không khí. Đảm bảo
xây dựng đô thị Nam Định có môi trường tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Điểm đấu nối
- Điểm đấu nối là điểm xả nước thải của các hộ thoát nước vào hệ thống
thoát nước chung đô thị.
- Vị trí điểm đấu nối được xác định nằm trên tuyến thu gom của hệ thống
thoát nước. Cao độ và các yêu cầu kỹ thuật của điểm đấu nối do cơ quan quản lý
nhà nước về thoát nước tại địa phương và đơn vị thoát nước quy định, đảm bảo
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
3. Các yêu cầu kỹ thuật về đấu nối
- Nước mưa từ bên trong hộ thoát nước (nếu có) không có điều kiện chảy
tràn được thu gom bằng đường ống riêng và được xả vào điểm đấu nối theo thỏa
thuận với đơn vị thoát nước. Đối với các khu vực đã có hệ thống thoát nước
riêng, không được xả nước mưa vào điểm đấu nối của hệ thống thu gom nước thải.
- Việc lắp đặt hệ thống thoát nước trong công trình, nhà ở phải tuân thủ
theo Quy chuẩn hiện hành về hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình và
các yêu cầu kỹ thuật khác được quy định trong thỏa thuận đấu nối.
4. Quy định về xả nước thải tại điểm đấu nối
- Đối với nước thải sinh hoạt:
Các hộ thoát nước được phép xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước tại
điểm đấu nối.
- Đối với các loại nước thải khác: Các hộ thoát nước phải thu gom và có
hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước
khi xả vào điểm đấu nối theo các quy định về đấu nối và thỏa thuận đấu nối./.