Một số điểm mới tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP có những điểm
mới như sau:
Thứ nhất, về tên gọi ngắn hơn và dễ nhớ hơn
Trước đây, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày
27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây
dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công
sở.
Nay, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP
ngày 28/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Thứ hai, Quy
định cụ thể, rõ ràng về hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm
hành chính đang thực hiện
Trước đây, Nghị định số
139/2017/NĐ-CP chỉ quy định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc đối với dự
án đầu tư xây dựng và nhà ở riêng lẻ.
Nay, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP
đã bổ sung quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc tại khoản
2 Điều 5
Thứ ba, Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số
nội dung đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, như:
- Bỏ
khái niệm về tái phạm;
- Bãi
bỏ về thời điểm tính thời hiệu xử phạt đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có
thẩm quyền chuyển đến;
- Bãi
bỏ nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định
- Thay
thế cụm từ “Tháo dỡ” bằng cụm từ “Phá dỡ” trong toàn bộ Nghị định , đảm bảo phù
hợp với Luật XLVPHC năm 2020.
Thứ tư, Bổ
sung hình thức xử phạt bổ sung trong Nghị định số 16/2022/NĐ-CP
Tịch thu tang vật. phương tiện vi phạm hành chính
trong trường hợp tổ chức cá nhân đã bị lập biên bản VPHC về sai phép, không
phép, sai quy hoạch mà vẫn tiếp tục tái phạm.
Thứ năm, Bổ sung quy định xử phạt hành vi không
công khai Giấy phép xây dựng
Tại
khoản 2 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định: xử phạt đối với hành vi
không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong
suốt quá trình thi công như sau:
a)
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng
lẻ;
b)
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng
lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng
khác;
c)
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có
yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình
phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Thứ sáu, Bổ sung quy định xử phạt hành vi không
điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xây dựng
Tại
khoản 3 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định: xử phạt đối với hành vi
không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b)
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng
lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng
khác;
c)
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có
yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình
phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Thứ bảy, Tăng mức phạt tiền để đảm
bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm đối với hành vi tổ chức thi xây dựng công
trình sai giấy phép xây dựng được cấp, xây dựng công trình không có giấy phép
xây dựng, lập, điều chỉnh quy hoạch
Nghị
định đã điều chỉnh tăng mức phạt tiền từ 1,5 đến 2 lần so với Nghị định Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và tăng nặng đối với một số hành vi,
nhóm vi phạm có tỷ lệ vi phạm cao như:
- Vi
phạm về lập, điều chỉnh quy hoach: Nghị định số 139/2017/NĐ-CP xử
phạt tối đa là 70 triệu đồng; Nghị định số 16/2022/NĐ-CP xử phạt tối đa là 300
triệu đồng (tăng 4,5 lần)
- Vi
phạm về trật tự xây dựng: Nghị định số 139/2017/NĐ-CP và Nghị định số
16/2022/NĐ-CP đều xử phạt cao nhất đến 1 tỷ đồng. Tuy nhiên ở Nghị định số 16/2022/NĐ-CP,
mức phạt được phân tách cụ thể đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ trong khu
bảo tồn, công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc công
trình phải lập báo cáo KTKT đầu tư xây dựng; mỗi hành vi xử phạt quy định tại Nghị
định số 16/2022/NĐ-CP tăng từ 1,5 lần trở lên so với Nghị định số
139/2017/NĐ-CP.
Thứ tám, Công trình xây dựng trên đất không đúng
mục đích thì xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực đất đai
Trước
đây, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP không quy định cụ thể việc xây dựng công trình
trên đất không đúng mục đích thì bị xử phạt như thế nào nên khi phát hiện hành
vi xây dựng nhà ở trên đất rất khó xử lý
Nay,
Nghị định số 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể: Đối với các công trình xây
dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất
đai thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về XPVPHC trong lĩnh
vực đất đai.
Như
vậy, theo Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì khi cá nhân, tổ chức xây dựng công
trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất, ví dụ xây dựng nhà ở riêng lẻ trên đất nông nghiệp thì chỉ bị xử
phạt 01 hành vi chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP,
không xử phạt lĩnh vực xây dựng. Quy định này phù hợp với thực tiễn, bởi vì
thực chất người vi phạm chỉ có 01 hành vi vi phạm.
Thứ chín, Sửa đổi quy định về trường hợp đang thi
công xây dựng mà sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp, không có giấy phép
xây dựng, không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định.
Nghị
định số 139/2017/NĐ-CP chỉ quy định đối với trường hợp xây dựng sai phép, không
phép, xây dựng không đúng thiết kế mà đang thi công xây dựng thì bị lập biên
bản vi phạm hành chính, dừng thi công và cho 60 ngày để tổ chức, cá nhân vi
phạm làm thủ tục giấy phép xây dựng. Quy định này gây nhiều khó khăn cho người
có thẩm quyền xử phạt cũng như người vi phạm, bởi vì có nhiều công trình không
đủ điều kiện để xin giấy phép xây dựng nhưng vẫn phải để 60 ngày làm thủ tục,
dẫn đến người vi phạm tiếp tục vi phạm, khó xử lý cưỡng chế sau này.
Nghị
định số 16/2022/NĐ-CP đã quy định cụ thể, chỉ những trường hợp đủ điều kiện cấp
giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh
thiết kế xây dựng mà đang thi công thì mới cho thời hạn 90 ngày để hoàn thiện
thủ tục xin phép, cụ thể được quy định tại Điều 81.
Thứ mười, Thẩm quyền xử phạt
Nghị
định số 16/2022/NĐ-CP đã điều chỉnh thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt
của Chủ tịch UBND huyện, Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
cụ thể hơn so với Nghị định số 139/2017/NĐ-CP
-
Tăng thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện lên 200 triệu đồng.
-
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở vẫn giữ nguyên 100 triệu đồng; tuy
nhiên có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vi phạm có giá
trị không vượt quá 200 triệu đồng.
Thứ mười
một, thẩm
quyền lập biên bản lĩnh vực xây dựng
Về cơ bản Nghị định số 16/2022/NĐ-CP kế thừa
Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm
hành chính. Tuy nhiên, đã bỏ quy định viên chức thuộc UBND các cấp được lập biên bản vi
phạm hành chính, chỉ quy định “công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao
nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị
định này” có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính./.