Ngày 11 tháng 01 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Nghị định này áp
dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Bảo
hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính
phủ, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục và tương
đương thuộc Bộ; Thanh tra Cơ yếu, Chánh Thanh tra Cơ yếu; Thanh tra Bảo hiểm xã
hội Việt Nam, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thanh tra sở, Chánh
Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra
chuyên ngành; đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức các cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức và hoạt
động thanh tra chuyên ngành phải phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt
động thanh tra, với tính chất, đặc điểm về ngành, lĩnh vực quản lý được quy
định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh
tra, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghị định quy định: Cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành, bao gồm Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ, Cục thuộc Tổng cục và
tương đương, cơ quan khác được quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định,
trừ trường hợp luật có quy định khác.
Nguyên tắc tiến
hành hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành:
- Hoạt động
thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành do
Đoàn thanh tra thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Thanh tra,
Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
- Hoạt động
thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phải
gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực nhằm phát hiện, ngăn
chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Thủ trưởng cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ quy định tại
Điều 51 của Luật Thanh tra để ban hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh
tra bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Thanh tra.
Thủ trưởng cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ban hành quyết định
thanh tra đột xuất phải gửi quyết định thanh tra để báo cáo Chánh Thanh tra của
cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; trường hợp cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp không thành lập cơ quan thanh tra thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp.
Trường hợp thanh
tra đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì phải gửi quyết định
thanh tra để báo cáo cơ quan giao nhiệm vụ thanh tra.
Thời hạn thực
hiện một cuộc thanh tra được xác định trong quyết định thanh tra như sau: Cuộc
thanh tra do Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp
phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; Cuộc thanh tra do Cục thuộc
Tổng cục, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp
hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có
thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Thời hạn tạm
dừng cuộc thanh tra theo quy định tại Điều 70 của Luật Thanh tra không tính vào
thời hạn thanh tra.
Cuộc thanh tra
được gia hạn trong trường hợp phức tạp theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của
Luật Thanh tra; việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh
tra quyết định.
Cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nếu phát hiện chồng chéo, trùng lặp
với hoạt động kiểm toán nhà nước thì phối hợp với cơ quan kiểm toán nhà nước để
xử lý theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Thanh tra, bảo đảm một
nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ là đối tượng của một cơ quan thanh
tra hoặc cơ quan kiểm toán nhà nước.
Nghị định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024./.
ND-03-2024.pdf