Nội quy
tiếp công dân gồm 04 Chương, 12 Điều, với một số nội dung chính như sau:
- Tiếp
công dân định kỳ và đột xuất của Giám đốc Sở, giao nhiệm vụ tiếp công dân thường
xuyên cho công chức Thanh tra Sở;
- Thời
gian, địa điểm tiếp công dân:
+ Buổi
sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Buổi
chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
+ Địa
chỉ: Số 112 đường Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, TP Nam Định.
-
Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh:
1. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các
quyền sau:
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không
sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo.
2. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các
nghĩa vụ sau:
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy
ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu
liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ
xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của
người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố
cáo của mình.
- Quy định trách nhiệm của người tiếp công dân:
1. Khi tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo
thẻ công chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu
rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có
đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội
dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết
luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;
hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc
người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc tiếp nhận phân loại, xử lý nội dung báo
cáo người có thẩm quyền xử lý, giải quyết nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
cho công dân.
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành
vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu
cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Tiếp nhận, phân loại đơn và tổng hợp báo cáo các trường hợp
công dân yêu cầu Giám đốc tiếp.
8. Đề xuất lãnh đạo Thanh tra mời các phòng chuyên môn, đơn vị
trực thuộc Sở tham gia tiếp công dân trong trường hợp cần thiết.
- Đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm; Những trường hợp
được từ chối tiếp công dân./.