Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh Nam Định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023.
Sở Xây dựng Nam
Định ban hành kế hoạch số 10/KH-SXD ngày 31/01/2023 kế hoạch công tác theo dõi
thi hành pháp luật của Sở
Theo đó, Giám đốc Sở yêu cầu trưởng các
phòng chuyên môn, thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở chỉ đạo Gắn
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm với
theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực được giao của các đơn vị
thuộc Sở
gồm:
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật
(QPPL) quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Tiếp tục tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
Xây dựng, nhất là những văn bản pháp luật mới có hiệu lực, Nghị định số
59/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chỉnh
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Thông tư số
14/2014/TT-BTP và các văn bản QPPL liên quan đến theo dõi tình hình thi hành
pháp luật của Trung ương, của tỉnh.
2. Lĩnh vực theo dõi việc thi hành pháp luật.
Việc theo dõi
thi hành pháp luật của Sở Xây dựng tập trung vào các lĩnh vực quản lý của Sở:
Thanh tra; Quy hoạch - kiến trúc; Phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật; Quản
lý xây dựng; Quản lý nhà và Vật liệu xây dựng; Quản lý chất lượng công trình; Tổ
chức bộ máy; cải cách hành chính; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; văn thư, lưu trữ
nhà nước; thi đua – khen thưởng…
3. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Tình hình ban
hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL.
+ Tính kịp thời,
đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết.
+ Tính thống nhất,
đồng bộ của văn bản.
+ Tính khả thi
của văn bản quy định chi tiết.
- Tình hình đảm
bảo các điều kiện cho công tác thi hành pháp luật.
+ Tính kịp thời,
đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật.
+ Tính phù hợp
của tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo cho công
tác theo dõi THPL.
- Tình hình
tuân thủ pháp luật.
+ Tính kịp thời,
đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền.
+ Tính chính
xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của
cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền.
4. Hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Tiếp nhận và
xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
- Kiểm tra tình
hình thi hành pháp luật.
- Điều tra, khảo
sát tình hình thi hành pháp luật.
- Xử lý kết quả
theo dõi tình hình thi hành pháp luật./.